Máy ép chậm là loại máy ép trái cây đặc biệt, ép rau củ, hoa quả một cách chậm rãi, nhằm hạn chế nhiệt lượng tỏa ra khi vận hành, đảm bảo nước cốt ép xong vẫn giữ nguyên vị dưỡng chất. Vì vậy mà hiện nay, máy ép chậm đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho góc bếp của chị em nội trợ.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nếu dùng chưa đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả của máy, thậm chí gây ra hỏng hóc. Vậy hãy cùng Gesun Việt Nam điểm qua 5 lưu ý cần nắm chắc khi dùng để có máy ép chậm của bạn có thể vận hành tốt nhất nhé!

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nguyên tắc cho nguyên liệu vào ép:
Chỉ cần ghi nhớ nguyên tắc cho nguyên liệu vào máy như sau: “Mềm trước, cứng sau, ít xơ trước, nhiều sơ sau”. Việc này sẽ giúp cho máy ép dễ dàng hơn, vận hành trơn tru, đẩy bã ra ngoài tốt hơn và tránh gây tắc nghẽn máy, khó vệ sinh.
Nên luân phiên ép các nguyên liệu mềm và ít xơ trước như: Chuối, xoài, bưởi, đu đủ… rồi sau đó là các nguyên liệu cứng và nhiều xơ như: Cần tây, bí đỏ, dưa leo, các loại rau…
Bên cạnh đó, khi ép các loại quả có hạt nhỏ, cứng và khó tách hạt như sơ ri, lựu… hoặc những loại quả quá mềm như kiwi, mãng cầu… bạn cũng nên ép luân phiên với các loại rau củ cứng như dưa leo hoặc cà rốt để hỗ trợ máy thuận tiện đẩy bã ra ngoài.
Cắt ngắn các loại rau củ quả có nhiều chất xơ:
Không giống như máy ép trái cây thường sử dụng dao cắt và lực ly tâm để tách nước khỏi xác rau củ, máy ép chậm chỉ sử dụng trục nghiền để ép nước từ rau củ quả. Do đó, chúng ta cần cắt nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào máy ép để có thể vắt được nhiều nước ép nhất và không làm máy bị nghẽn.
Đặc biệt với các loại rau lá nhiều xơ như rau má, cần tây,… bạn cần cắt ngang xơ rau để tránh những sợi xơ dài quấn vào trục máy, dễ làm máy bị kẹt gây hỏng hóc.
Không thúc ép máy hoạt động nhanh:

Do hoạt động bằng cách cuốn từ từ rau củ vào và nghiền nát để ép nước, chúng ta không nên vội vàng mà cho nhiều rau củ vào một lúc mà chỉ nên cho một lượng nhỏ vừa phải mỗi lần. Bên cạnh đó, không cần thiết phải đẩy hay ấn mạnh, đặc biệt là với những nguyên liệu cứng như cà rốt, dưa leo…
Nếu cho quá nhiều nguyên liệu vào một lúc hoặc ép, đẩy máy, máy sẽ dễ bị tắc, nước ép thu được sẽ dễ bị lẫn cặn, thậm chí gây đông cứng máy hoặc làm hỏng lưới lọc.
Làm mát nguyên liệu trước khi ép:
Nguyên liệu được làm mát trước khi ép sẽ dễ ép và cho ra ít bã hơn. Mặt khác nếu phục vụ để giải khát, nước ép ra mát hơn sẽ tạo cho bạn cảm giác ngon miệng khi uống.
Tips hay:
- Với các nguyên liệu cứng như: cà rốt, khoai lang, bí đỏ, củ đậu… nên được cắt nhỏ ngâm với nước lọc, sau đó cho cả hộp vào tủ lạnh để tránh bị khô và ép được nhiều nước hơn.
- Với những loại rau lá như cần tây, rau cải… khi làm lạnh cần được bọc kín bằng giấy hoặc vải để tránh làm rau bị héo hoặc nhũn.
Những nguyên liệu không nên cho vào máy ép chậm:
Máy ép chậm có khả năng ép được hầu hết các loại rau củ mà bạn hay uống như: rau má, cải xanh, táo, cần tây, cà rốt…. nhưng tuyệt đối đừng cho những nguyên liệu sau đây vào máy nếu không muốn máy bị hỏng:
- Các loại hạt (hạnh nhân, lạc, đậu nành…), những nguyên liệu không có hoặc ít nước ép.
- Mía: tuyệt đối không dùng máy ép chậm để ép mía.
- Không cho đá viên, trái cây đông cứng vào máy ép chậm vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến trục ép và gây hỏng máy.
Đối với các nguyên liệu không ăn vỏ cần được bỏ vỏ trước khi ép, như là cam, lê, táo, quýt…
Trên đây là những lưu ý mà bạn cần nắm được khi sử dụng máy ép chậm để có thể bảo quản máy được bền bỉ và dễ dàng hoạt động hơn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
Chúc bạn làm luôn thành công và đừng quên 4 lưu ý khi sử dụng máy ép chậm nha.
Liên hệ mua máy ép chậm GESUN G-500 chính hãng toàn quốc
- Địa chỉ: LK21 Ngõ 30 ngô thị nhậm, Hà đông, Hà Nội
- Hotline: 03456 07 383 – 03456 07 383
- Email: [email protected]
- Fanpage Gesun Việt Nam
Có thể bạn cần biết thêm: